Thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể kéo nhan sắc của bạn đi xuống! Làm thế nào để khắc phục?
Để luôn khỏe mạnh thì mỗi người cần phải biết “lắng nghe” cơ thể mỗi ngày. Chỉ vài thay đổi nhỏ mà cứ ngỡ là bình thường ấy, lại có thể thành bệnh vào một ngày không xa. Susu Spa & Clinic tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Nhận biết cơ thể thiếu chất
Tình trạng này thường diễn biến chậm và có thể gây ra thiếu máu. Người thiếu chất sắt có triệu chứng cụ thể như: cảm thấy yếu sức, chống mắt, đau đầu, mệt mỏi, làm việc – học tập kém hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ thì có biểu hiện chậm phát triển và nhận thức.
- Thiếu Canxi
Việc thiếu hụt chất này trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu xương (Osteopenia), lâu dần chuyển sang loãng xương (Osteoporosis), tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở người lớn tuổi. Nghiêm trọng hơn thì thường do ảnh hưởng của các vấn đề y tế hay phương pháp điều trị như: dùng thuốc lợi tiểu, phẫu thuật dạ dày, suy thận,.. Người bị thiếu canxi có dấu hiệu như: đau cơ, đau vai, đau chân tay, răng yếu, sâu răng, rụng tóc,...
- Thiếu kẽm
Nếu bạn cứ mất cảm giác ăn ngon miệng, bị giảm chức năng của hệ thống miễn dịch hay chậm phát triển thì có thể là dấu hiệu của việc thiếu Kẽm nè. Nghiêm trọng hơn là có thể gây ra tiêu chảy, rụng tóc, vết thương lâu phục hồi,...
- Thiếu vitamin A
Nếu các vấn đề về mắt như: cận thị, viễn thị hay loạn thị,… không phải là bệnh lý của bạn nhưng bạn vẫn có cảm giác bị hạn chế tầm nhìn về ban đêm. Thì rất có thể bạn đang thiếu vitamin A đó. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như: sức đề kháng cảm cúm yếu, rụng tóc, không thèm ăn uống, thèm ngủ thường xuyên,…
- Thiếu vitamin B1, B12
Đôi khi thiếu loại vitamin này sẽ không đơn thuần diễn ra bên ngoài không đâu, chúng còn tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của bạn nữa đấy, thậm chí gây nên trầm cảm. Bạn cứ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, chán nản,... mà không có nguyên nhân cụ thể thì nên cân nhắc vấn đề thiếu vitamin B1. Tuy thiếu vitamin B1 là khá ít nhưng sẽ phổ biến hơn ở người nghiện rượu, sức khỏe kém và chán ăn.
Khi thiếu loại vitamin này thì bạn sẽ thường xuyên đối mặt với những cơn tê liệt hoặc mất cảm giác nhất thời ở bàn chân,tay. Không những thế, dấu hiệu của thiếu vitamin B12 còn được biểu hiện ở tình trạng cân nặng dễ bị giảm hụt, trí nhớ kém, hô hấp không đều, tinh thần không tập trung,…
- Thiếu vitamin C
Các vết thương của bạn phải đợi một thời gian dài hơn bình thường mới được lành lại thì bạn nên xem xét đến vấn đề thiếu vitamin C nhé. Hơn nữa, chúng còn xuất hiện các triệu chứng khác như: dễ chảy máu cam, dễ cảm cúm, miệng và lưỡi khô, chảy máu răng, thích ứng nhiệt độ yếu,…
- Thiếu vitamin D
Bạn cứ có cảm giác đau nhức cơ mà không tìm ra nguyên nhân cụ thể thì khả năng cao bạn đang bị thiếu hụt vitamin D đấy. Đồng thời, cũng cần chú ý kỹ hơn khi còn kèm theo các vấn đề về răng và xương. Hay việc ra nhiều mồ hôi, ngủ không sâu, kiệt sức, rụng tóc… cũng là triệu chứng khi thiếu vitamin này.
- Thiếu vitamin E
Những ai luôn phải mất một khoảng thời gian khá lâu để phản ứng lại trước những hoạt động bất ngờ diễn ra trước mặt thì có thể đó là triệu chứng khi thiếu hụt vitamin E. Đặc biệt đối với phái đẹp thì khi thiếu vitamin này sẽ dễ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc, tứ chi mệt mỏi, dễ ra mồ hôi, đau bụng nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt,…
Làm thế nào để bổ sung chất
Có thể cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Đây chính là nguồn cung cấp an toàn nhất mà không cần dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ nào.
- Chất Sắt sẽ được cung cấp dễ dàng thông qua các loại thịt đỏ, hải sản, các loại rau củ kết hợp giàu vitamin C (cam, xoài, bông cải, ớt chuông, rau muống,...).
- Bổ sung Canxi ngay với các thực phẩm như: sữa – sản phẩm từ sữa, hải sản, các loại đậu, các loại rau củ (rau cần, mộc nhĩ, nấm, rau chân vịt, măng,...).
- Còn chất Kẽm này thì ta nên thường xuyên sử dụng các loại rau củ (nấm, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, tỏi,...), chocolate, các loại ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt,...).
- Đối với vitamin A, ta nên chú ý bổ sung các loại rau lá xanh (rau bina, cải xoăn,..), rau củ màu cam (cà rốt, khoai lang, ớt chuông đỏ, trứng,..).
- Vitamin B1 thì ta có thể ăn các loại thịt đỏ và trắng, thịt nội tạng (gan,...), đậu Hà Lan, mầm lúa mì,...
- Để tăng cường vitamin B12 thì bạn nên chọn nguồn thực phẩm từ động vật như: cá, thịt gà, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc.
- Lượng vitamin C có thể được bổ sung thông qua các loại hoa quả họ cam quýt (chanh, bưởi,...), các loại rau xanh (rau bina, cải xoăn,...).
- Để có một cơ thể khỏe mạnh, không chỉ chú ý đến thói quen sinh hoạt mà còn cả vấn đề ăn uống nữa nhé. Thiếu chất nghe có vẻ đơn giản nhưng thật ra về lâu dài, chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đấy.